Lễ hội Katê – độc đáo văn hóa của người Chăm
Vào khoảng tháng 10 hàng năm, tại Ninh Thuận diễn ra lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. Không khí lễ hội Katê náo nhiệt thu hút sự tham gia đông đảo của đồng bào Chăm và du khách. Tại đây, mọi người cùng nhau vui chơi, ca hát, nhảy múa, cảm nhận cuộc sống độc đáo của đồng bào người Chăm.
Đến Ninh Thuận không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bờ biển Ninh Chữ dài, vịnh Vĩnh Hy biển xanh, thấp thoáng xa xa là mũi cá heo, những đảo nhỏ mang hình thú, chinh phục đồi cát Nam Cương, hay thăm làng gốm Bàu Trúc, dệt Mỹ Nghiệp, hay đến thưởng thức những trái nho chín mộng.
Tháp Po Klaung Garai
Đồi cát
Đường đi Vĩnh Hy
Đàn cừu ven đường
Một góc Vĩnh Hy
Vườn nho Ba Mọi
Có dịp đến Ninh thuận và tham quan một trong những tháp được đánh giá là đẹp nhất của người Chăm tai khu du lịch Tháp Pô Klaung Garai, thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.
Những ngọn tháp tại Ninh Thuận gắn liền với Lễ hội Katê truyền thống. Hàng năm cứ vào ngày mồng 1 tháng 7 Chăm lịch, đồng bào Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận tề tựu đông đủ ở các tháp địa phương để dâng lễ theo tập tục. Đây là lễ hội của người Chăm nhằm tưởng nhớ các vị nam thần như Po Klaung Garai, Po Rame,… và tưởng nhớ ông bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ độ trì cho con người.
Đông đảo người dân các nơi đổ về tham quan lễ hội
Lễ hội được diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đền tháp (tháp Po Inư Nưgar-Hữu Đức, tháp Po Klaung Garai-Đô Vinh và tháp Po Rame-Hậu Sanh), làng, đến gia đình. Tất cả các tháp đều diễn ra cùng ngày, cùng giờ, kể cả bước hành lễ như Lễ rước trang phục, Lễ mở cửa tháp, Lễ tắm thần, Lễ mặc trang phục, đại lễ, hội…
Mỗi gia đình bày lễ vật xung quanh tháp chuẩn bị cho buổi lễ
Một chức sắc trong cộng đồng người Chăm
Chụp hình cùng các cô gái Chăm trong tranh phục truyền thống
Một số chức sắc trong làng và các vị lãnh đạo tỉnh chuẩn bị cho buổi lễ
Các chức sắc chuẩn bị đồ cúng lễ
Điệu múa Chăm
Biểu diễn cồng chiêng
Sau khi lễ Katê ở tháp kết thúc, không khí được bùng lên ở làng Chăm. Mỗi làng Chăm thờ một vị thần riêng như làng Mỹ Nghiệp thờ thần Po Riyak, làng Hữu Đức thờ Po Klaung Halâu. Lễ cúng cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng sức khỏe, bình an, được mùa màng, làm ăn phát đạt thịnh vượng.
Lễ Katê ở làng kết thúc thì lễ Katê ở gia đình mới được tổ chức. Vào ngày này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Về thăm làng chăm những ngày này mỗi du khách như chìm trong niềm vui, thân thiện tình đoàn kết, quên đi những vất vả lo âu của đời thường để tận hưởng những giây phút nhộn nhịp đón chào năm mới của người Chăm – Lễ hội Katê.